Four Skills: Learning, Speaking, Reading, Writing

Cũng như những bộ môn khác,học ngoại ngữ ngoài năng khiếu lại cần có thêm tính kiễn nhẫn .Với tôi học ngoại ngữ lại cần có sự đam mê, ham hiểu biết thì học sẽ nhanh hơn sự cần thiết. Xưa còn bập bẹ bọn tôi không có nhiều tài liệu như bây giờ cứ mỗi lần xem phim ở rạp là cố nán lại vài phút cuối phụ đề để gắng xem mình đọc(hiểu) được bao nhiêu.

Xưa kia ngoại ngữ (nói chung) chỉ như đồ trang sức. Ngày nay thế giới hình như thu nhỏ lại. Ngoại ngữ lại càng thiết thực hơn cho cuộc sống. Nó không những là trí tuệ mà là người bạn đồng hành thân thiết của cuộc đời. Có người đã ví học thêm một ngoại ngữ cũng như có thêm được một “người thứ hai” trong mình vậỵ.

Nói vậy là tôi muốn đề cập tới ngoại cảnh (sinh hoạt) ảnh hưởng nhiều tới ngôn ngữ. Giả sử cứ đưa một đứa trẻ sơ sinh (bất cứ người nước nào) nào đó tới sống ở Nghệ-Tĩnh thì lớn lên khi nghe: “Mô rú mô ri mô nỏ chộ” thì khỏi phải nhờ thông dịch .Cũng như mấy bà già chạy chợ ở Việt nam đóng thuyền nan qua ngoại quốc (vẫn không quên đưa cái đá đanh đi đánh đế quốc) lâu lâu còn ngọ ngoẹ chưởi nhau với mấy đứa: “dám cầm đồ bà, trả giá mà không mua “You bastard như con gà rù” nửa nạc nửa mỡ nghe vui vui hơn là tục tĩu,”mất vệ sinh”.

Nói chung khi học một tiếng ngoại quốc, không phải tiếng mẹ đẻ thì phải học nghe, học nói, học đọc, học viết đơn thuần cũng là mấy mục phải học rồi chứ chưa nói tới học sâu học rộng, học cái thâm, cái thúy của ngoại ngữ. Bởi vậy các bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy có người học ngoại ngữ chỉ “nghe “được mà không nói được, hoặc nghe được, nói được mà viết không được. Cũng như nhiều người chơi cờ tướng biết mặt con cờ “nào tướng sĩ bày ra…” không nhầm lẫn nhưng bảo viết ra thì chờ iu chiu nặng chịu.

Khác với tiếng Việt, Anh là một ngôn ngữ đa âm. Do sự phát triển của kỹ thuật công nghệ nhiều từ mới được phát minh ngày một nhiều bởi vậy bạn cũng đừng ngạc nhiên khi người có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ mà không hiểu được nhiều “danh từ kỹ thuật”bằng Anh ngữ.
Là một người biết hơn một ngoại ngữ (may mắn làm sao) tôi chỉ muốn truyền lại một số kinh nghiệm riêng tư. Tất nhiên cái ham muốn, cái cách học mỗi người mỗi khác. Tôi chỉ trình bày cách riêng rồi các bạn thêm mắm muối vào cho vừa “miệng” mình:

Học nghe
  1. Tất nhiên học cái gì nào cũng phải biết lắng nghe. Học ngoại ngữ còn phải tranh thủ nghe mọi nơi, mọi lúc tạo cho mình một thế giới nho nhỏ (nói tiếng nước ngoài) càng nhiều càng tốt .
  2. Âm nhạc phần lớn rất “vừa lòng người nghe”, chọn những bản nhạc mình thích, dễ nghe, dễ hiểu nghe nhiều lần và có thể hát theo (nếu chưa hiểu ý thì tra từ điển hoặc hỏi những người hiểu biết để biết ngọn ngành). Có thể để máy ghi (hoặc CD) vặn nhỏ nghe thâu đêm.
  3. Xem TV cũng là điều bổ ích, vừa xem, vừa nghe, vừa “đoán”(Ở nước ngoài đây là phương pháp thông dụng nhất)
Học nói
  1. Anh ngữ tuy là “tiếng mẹ đẻ” của nhiều quốc gia song âm ngữ (thổ âm) lại rất phong phú (như tiếng Bắc,Trung ,Nam của mình vậy). Bởi vậy nhiều người Mỹ chê người Anh “không biết nói tiếng Anh”??? Nhiều khi xem phim của Anh mà đau cả đầu. Vì vậy điều cốt yếu là cách phát âm cho đúng sao cho người nào cũng hiểu.
  2. Nói chuyên với bạn bè cùng chung sở thích. Nói và hát theo (thành tiếng) những bài hát đang(đã) nghe (như nói ở trên)
  3. Nếu có thể nói chuyện với người ngoại quốc, phần lớn họ rất cởi mở, tận tâm và lịch sự. Người ta không bao giờ “cười”bởi cái bập bẹ của mình.
Học đọc
  1. Tranh thủ đọc (hiểu) bất cứ ở đâu. Ngày nay tiếng Anh hầu như nơi nào cũng có từ các bảng chỉ đường các lơì khuyến cáo trên các sản phẩm. Internet – supper highway – là nguồn cung cấp vô bờ bến.
  2. Chọn những chuyện ngắn có ảnh phụ đề của trẻ em, đọc nhiều lần mãi tới khi hiểu mà không cần tra từ điển.
  3. Có thể đọc lớn tiếng và ghi âm rồi nghe lại xem mình có hiểu chính mình hay không.
Học viết
  1. Viết từ dễ tới khó “một ngày năm chữ” viết lại nhiều lần viết rồi dán vào những nơi mình hay tiếp cận cho tới khi “nhập tâm”
  2. Nếu có thể viết nhật ký (sau thành học thành “TÀI” quay lại xem mình có hiểu không)
Do địa dư, lịch sử, sự di cư giao thiệp, phần lớn những ngôn ngữ của các nước phương Tây đều na ná giống nhau về cấu trúc. Hơn nữa họ không ngần ngại “vay mượn” tiếng nước ngoài rồi sửa đổi cho hợp cảnh hợp người của. Thành ra khi đã học được một tiếng mới thì bạn sẽ dễ dàng có thêm nhiều “người bạn đồng hành” nữa. Chúc các bạn thành công.

No comments:

Post a Comment