Chuyên gia nước ngoài nói

Nhân hội nghị quốc gia về tiếng Anh, phóng viên VietNamNet đã phỏng vấn các chuyên gia một số kinh nghiệm dạy và học môn ngoại ngữ này.

Ông Peter Moor, tác giả của những cuốn sách giáo khoa tiếng Anh nổi tiếng

Đừng quá chú trọng văn phạm, đọc tài liệu mà cố gắng lắng nghe người bản xứ nói càng nhiều càng tốt. Đừng e ngại nếu phạm lỗi khi nói.

Không có quy định học tiếng Anh ở độ tuổi nào, 30-40 tuổi thậm chí hơn thế nữa vẫn có thể học tiếng Anh. Tuy nhiên nếu học ngoại ngữ từ bé thì phát âm theo giọng người bản xứ sẽ chuẩn hơn so với khi đã lớn.

Với kỹ năng phát âm, đầu tiên phải tập nghe. Lúc ban đầu không nghe được, cố gắng nghe người bản xứ để hỗ trợ cho việc học của mình. Đến khi phát âm không chỉ là độ trầm bổng mà còn phải xem chữ đó phát âm như thế nào và nhịp điệu của câu ra sao.

Khi tôi bắt đầu học tiếng Tây Ban Nha mở băng ra chỉ nghe được vài từ nhưng sau vài tháng có thể nghe được nhiều hơn và tôi đã có thể học được 4 thứ tiếng: Tây Ban Nha, Đức, Ý, Pháp.

Giáo viên, thường có khuynh hướng dạy tất cả những gì họ biết. Theo tôi, nên dạy vừa đủ cho học sinh cần biết. Một tiết học có thể học trên 10 từ là đủ và cần thiết phải ôn lại thường xuyên những gì đã dạy để sinh viên nhớ lâu.

Ông Thommas Hayton, giảng viên Hội đồng Anh Malaysia

Tôi nhận thấy sử dụng công nghệ trong giảng dạy tiếng Anh rất đỡ cho giáo viên và chính các em học sinh tiếp thu bài giảng cũng nhanh hơn. Cụ thể là sử dụng Powerpoint trong máy tính cho các bài học trên lớp.

Vai trò của Powerpoint trong bài giảng trên lớp không chỉ là lật từng trang của bài diễn thuyết, chẳng mấy chốc học sinh lăn ra ngủ. Thay vào đó, cần tận dụng triệt để tính năng tương tác được cài đặt trong này như nhạc, phông chữ giống phim hoạt hình, mầu sắc lấp lánh... để các em thấy thú vị với bài giảng và các em có thể tham gia trực tiếp.

Ông Mario Rinvoluci, Giám đốc Bộ phận đào tạo giáo viên ở trường Pilgrims (Anh)

Có 2 mốc thời gian mà học trò cũng ảnh hưởng đến công việc giảng dạy của tôi. Những năm 70, học trò của tôi là người Iran nên ảnh hưởng ít nhiều đến việc giảng dạy. Các trò này rất thông minh và sáng dạ, kỹ năng nghe nói rất tốt nhưng kỹ năng đọc và viết rất tệ.

Năm 1990, sinh viên của tôi đa số là người Nhật, họ viết rất tốt và hầu như không có lỗi chính tả; nhưng nói không tốt,cũng không chịu nói và nghe cũng rất tồi.

Qua 2 trường hợp trên cho thấy, tùy từng đối tượng học sinh mà áp dụng cách dạy cho tốt. Theo tôi nên sử dụng phương pháp đa trí tuệ. Phương pháp này sử dụng phổ biến ở các trường tiểu học và trung học ở Mỹ. Cách này không chỉ sử dụng cho môn ngoại ngữ mà còn cho cả các môn khác như Toán, Lịch sử… Ở nước Anh những đặc trưng này cũng được sử dụng phần nào.

Trước đây theo truyền thống các trường ĐH ở Mỹ kiểm tra học sinh bằng những bài học kiểm tra về khả năng tư duy toán học và khả năng tư duy ngôn ngữ thế nhưng tôi tin rằng có những loại trí thông minh khác như trường hợp Moza chẳng hạn!

Hình thức đa phương tiện này giúp người học rất nhiều, ví dụ trong lớp 40 người có 6 - 7 học sinh giỏi ngôn ngữ. Giáo viên có tồi đến đâu, các em cũng học nhanh và sáng dạ. Tuy nhiên, những em còn lại không hẳn là kém mà thông minh theo dạng khác như âm nhạc thì giáo viên có thể truyển tải việc học tiếng Anh thông qua âm nhạc.

luyenanhvan.com sưu tầm

No comments:

Post a Comment