Tôi kể chuyện học tiếng Anh của tôi cho các bạn nghe. Bố tôi thì nói được tiếng Nghệ chuẩn, Trung và biết đọc viết tiếng Nga, Anh nhưng ngoaì tiếng Nghệ và Trung ra thì các tiếng khác ông đọc sai bét do toàn tự học, kể cả tiếng Hà Nội. Tuy nhiên, ông biết nghe ai đọc đúng hay sai cho dù bản thân chẳng đọc đúng. Hồi lớp 5, ông kẻ bảng cách phát âm các âm tiết tiếng Anh (chứ không phải bảng chữ caí) và rèn cho tôi đọc. Cũng hơi vất vả bởi bố chỉ đọc gần đúng thôi rồi ông con đọc thử các cách gần như thế cho tới khi đọc đúng. Sau 3 ngaỳ, khi đã đọc đúng âm tiết thì đến cách đọc một từ tiếng Anh bằng cách mở tự điển ra rồi theo prunciation trong dấu / / mà đọc.
Các bạn đừng cho việc đọc đúng một từ tiếng Anh là đơn giản. Cách đây 3 tháng, khi tôi học môn Presentation Technique, một trong những bài tập cho các SV là đọc đúng các từ tiếng Anh. Tiếng Anh cũng như tiếng Nga, có trọng âm, đọc đúng trọng âm mới nói hay được. Nói chung là trọng âm trong tiếng Anh cũng có luật, các bạn mua cuốn sách nào đó dạy các luật này thì tốt. Nếu nắm vững, bạn có thể đoán đúng một từ tiếng Anh, kể cả âm tiết, cả trọng âm với xác suất 95% bởi đọc nhiều sẽ thấy tiếng Anh tuy viết một đường đọc một nẻo nhưng cũng có quy luật.
Ngoaì trọng âm của từ, còn có ngữ điệu của câu. Từ nào đọc nhanh, đọc thoáng, cũng phải luyện tập. Bạn sẽ hoỉ, luyện mất bao lâu? Tôi nghĩ những gì kể trên thì mất độ 1 tuần là các bạnn sẽ có phản xạ ngắt câu đúng nhịp. Phản xạ ở đây nghĩa là bạn có ý thức ngắt đúng và khi ngắt sai, bạn biết liền và nói lại cho đúng. Có một điều thế naỳ thuộc về tâm lý, có lẽ chỉ có ở dân VN: khi đọc cho đúng cái gì đó thì ta cảm thấy ngượng miệng. Thế nên tôi biết có những người có khả năng đọc đúng nhưng khi nói thì cứ nói sai.
Điều khác thuộc về đặc điểm ngôn ngữ. Do tiếng Việt là mono, từng từ từng từ một nên ta có thói quen đọc một từ tiếng Anh đều đều, chẳng lên xuống gì cả. Hãy bắt chước chứ đừng có gì mà ngaị. Bọn trẻ con trên Sapa bắt chước mà nói nhoay nhoaý đó thôi (nghe vậy chứ đã lên Sapa lần nào đâu). Tất cả trở ngại đó, nếu bạn tập 1 tuần là sẽ vượt qua. Xong. Giờ đến luợt từ vựng. Cái này có lẽ chỉ áp dụng cho dân mới học tiếng Anh chứ ít nhiều đã biết rồi thì không cần. Cuốn tiếng Anh lớp 6, đằng sau có những từ khá thông dụng hàng ngaỳ, chừng 500 từ gì đó. Mỗi ngày bạn học hết một chỉ mục từ là được. Tất nhiên bạn sẽ quên nhưng rồi học laị. Sau khoảng 2 tháng gì đó là đủ vốn để có thể bắt đầu tự học tiếng Anh. Mới bắt đầu thôi.
Những việc trên, bố tôi rèn trong 3 tháng hè trước khi lên lớp 6. Tôi viết rất kém bởi trước tới nay không đi học lớp tiếng Anh nào nên không biết các quy ước, giờ thi TOEFL, chắc không nổi 500 điểm . Khi nào về VN, tôi sẽ học thêm một lớp cho nó có đầu có đuôi, nhỉ? Bù lại thì tôi nói cũng tạm tạm vì cấp 3 và ĐH toàn mò ra Bờ Hồ bám Tây nói chuyện, nhờ đó mà ít nhiều thoát được Vietnamese accent. Một cách khác nữa là hãy học hát tiếng Anh, bắt chước thật giống vào.
Ngoaì cái vốn tiếng Anh vào đầu còn có cái mà sau này đi cua gái. Đừng học cách phát âm của các lớp tiếng Anh bởi hầu hết họ đọc sai bét. Tóm laị, hãy sửa từ cái nhỏ nhặt nhất:
- Học cách đọc cách phát âm
- Học phát âm
- Học cách bỏ trọng âm (có quy luật)
- Đọc đúng trọng âm
- Nói đúng ngữ điệu câu bằng cách bắt chước cách đọc điệu đàng trong băng, điã; càng giống càng tốt chứ không phải đọc theo giọng của mình
- Nếu ở HN thì ra Bờ Hồ theo Tây nói chuyện (nhớ là thấy thằng nào giống bin Laden, đeo balo thì đừng theo, tớ đấy. Hồi hè, có đứa SV nói chuyện một hồi nhưng mình không nói là người Việt thì nó vẫn nói tiếng Anh, được chừng 10' thì mình mới nói thật thì nó đâm ra ngượng không nói được nữa. Hay là nó chê tiếng Anh mình dỏm nhỉ?)
- Học một khóa từ ngữ, ngữ pháp cho quy củ
- Gọi điện rủ tớ đi uống bia để cảm ơn
Tôi rất đồng ý với bạn daily_songlam rằng "phải cần cù chịu khó" thì mới học ngoại ngữ tốt đuợc. Tuy nhiên, tôi không ủng hộ khi bạn cho rằng cứ phải có "một chút năng khiếu" và "sự thông minh" thì sẽ thành công. Đương nhiên, ai có được hai yếu tố này thì sẽ học nhanh hơn, hiệu quả hơn - sử dụng 4 kỹ năng sẽ tốt hơn. Theo quan sát và kinh nghiệm của cá nhân tôi, yếu tố quyết định đến việc học và sử dụng được một ngoại ngữ, tiếng Anh chẳng hạn, chính là động cơ, mục đích và ý chí của bạn. Tại sao chúng ta học ngoaị ngữ từ cấp 2 đến hết đại học, gần 10 năm trời, cuối cùng vẫn không nghe, noí, viết, đọc được như mong muốn. Đơn giản là chúng ta học để mà học, chứ không phải học để sử dụng ngoaị ngữ cho làm việc, giao tiếp, nghiên cứu,...
Nếu bạn đến lớp học tiếng Anh vì phong traò, vì mốt, để kết bạn, để kiếm người yêu, để kiếm cái chứng chỉ cuối khoá,... thì rất ít hi vọng bạn sẽ sử dụng được tiếng Anh ở mức độ "kha khá" như mong muốn. Tôi đảm bảo rằng, nếu bạn xác định CẦN và PHẢI học tiếng Anh để sau khi ra trường kiếm được việc làm có lương cao, để kiếm học bổng đi du học nước ngoaì và các cơ hội khác, và bạn có ý chí kiên trì thực hiện thì chắc chắn bạn sẽ thành công.
Thời gian để bạn học và sử dụng được tiếng Anh nhằm các mục đích này sẽ ít nhất là 2 năm. Đối với những bạn đã nắm được ngữ pháp cơ bản, có vốn từ nhất định, bạn sẽ mất (ít nhất) 6 tháng để "hoàn thiện" cơ bản tiếng Anh của mình. Đương nhiên, trong quá trình làm việc, học tập sau đó bạn vẫn phải tiếp tục duy trì việc trau dồi ngoaị ngữ. Kỹ năng nói là một khó khăn nhiều bạn gặp phaỉ. Nguyên nhân của việc này do hầu hết các bạn không dám noí, khi nói lại sợ sai, ngaị giao tiếp,...
Theo hướng dẫn của anh Thịnh cứ ra Bờ Hồ nói chuyện với Tây là ổn hết (nếu bạn ở Hà Nội). Bạn cứ mạnh dạn nói, nói thì sẽ có sai, chẳng sao - người ta hiểu là được (kết hợp cả tay chân nữa..hehêhh). Ban đầu tập nói đơn giản, nói chậm, nói ngắn,... để tạo phản xạ, khi đã ổn rồi thì bạn có thể nói nhanh, câu phức tạp và đa dạng hơn, dần dần bạn sẽ thấy tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Cố gắng lên. Học ngoaị ngữ không khó lắm.
Tất cả là tùy bạn - phải xác định học để sử dụng được tiếng Anh phục vụ cho công việc và học tập và kiếm tiền.
luyenanhvan.com sưu tầm
No comments:
Post a Comment