Quan niệm học ngoại ngữ

Biết nhiều ngoại ngữ là việc không khó. Ai cũng có thể học được nhiều ngoại ngữ, thậm chí cả khi gặp khó khăn trong việc đọc.

Đức Hồng y Giuseppe Mezzofanti biết đến 39 ngoại ngữ khác nhau. Ông đã từng học thông thạo một ngoại ngữ chỉ trong một đêm để sáng sớm hôm sau nghe lời xưng tội của các phạm nhân bị tử hình. Nữ phiên dịch người Hungaria Lomb Kato sử dụng thành thạo 15 ngoại ngữ để đọc báo và tiểu thuyết nước ngoài. Cô chỉ nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên khi học tiếng Trung Quốc và tiếng Ban Lan, còn lại là tự học.

Quan niệm rằng chỉ một số ít người có khả năng biết nhiều ngoại ngữ, thật ra là sai lầm. Bộ não con người kỳ diệu đến mức ai cũng có thể trở thành người nói nhiều thứ tiếng, thậm chí cả khi người đó gặp khó khăn trong việc đọc và học ngoại ngữ khi tuổi đã cao. Đó là quan điểm của nhà tâm lý học kiêm ngôn ngữ học Suzanne Flynn thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ). Cách đây chưa lâu, các nhà ngôn ngữ học còn cho rằng chỉ những người học ngoại ngữ từ nhỏ mới có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ đó. Theo họ, sau 5 tuổi, muộn nhất là sau 12 tuổi, việc học ngoại ngữ đối với một con người là hạn chế bởi lý do quá trình phát triển các khu vực não bộ thích hợp ở người đó đã kết thúc. Chỉ sau khi Suzanne Flynn cùng các đồng nghiệp thuộc trường Đại học Harvard tiến hành nghiên cứu đối với những người biết nhiều ngoại ngữ, người ta mới thấy rằng khả năng học ngoại ngữ là không hạn chế cả khi người học ở vào tuổi trưởng thành.
Những người đàn ông thuộc bộ lạc Tukano (Nam Mỹ) sử dụng thành thạo ngôn ngữ thứ hai mà họ mới chỉ bắt đầu học khi bước vào tuổi trưởng thành, bởi lẽ theo phong tục họ chỉ được phép làm lễ cưới với những phụ nữ thuộc các bộ lạc khác. Tương tự như vậy, những cư dân ở Papui- Nova Gwinei và châu Phi biết vài ba ngôn ngữ khác nhau mà những ngôn ngữ này họ chỉ học khi trưởng thành. Nhà ngôn ngữ học Kenneth Hale, ngoài những ngôn ngữ hay sử dụng ở châu Âu, còn thông thạo hơn một chục ngôn ngữ các bộ lạc da đỏ khác nhau (trong đó có ngôn ngữ bộ lạc Navajo và Papago) và ngôn ngữ các bộ lạc vùng Australia (chẳng hạn như Warlpiri, Anmatyerre).

Sự khác biệt về kỹ năng phát triển ngôn ngữ giữa người lớn và trẻ em không liên quan đến khả năng mà liên quan đến phương pháp học tập. Người lớn dễ dàng sử dụng kỹ thuật liên tưởng và quy tắc ngữ pháp hơn trẻ em. Nhà kinh tế học Wladyslaw Rafalski người Ba Lan bắt đầu học ngoại ngữ khi đã 40 tuổi và vào năm 50 tuổi ông đã tốt nghiệp quốc gia các môn ngoại ngữ: Anh,Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Nga.

Tiềm năng học ngoại ngữ không liên quan gì đến chỉ số thông minh cũng như năng lực học trong các môn khoa học tự nhiên hay mỹ thuật. Bà Agnieszka Cegielkowska, nhà ngôn ngữ và thần kinh học thuộc Bệnh viện lâm sàng số 4 ở Lublin (Ba Lan) nói: “Nhiều người gặp khó khăn khi học ngoại ngữ chủ yếu là do họ sợ phát âm sai khi nói chuyện với người nước ngoài”. Những người câm điếc sử dụng ngôn ngữ điệu bộ dễ dàng học đọc và học viết ngoại ngữ sử dụng tại quốc gia mà họ đến bởi lẽ họ không có bất kỳ trở ngại tâm lý nào.

Tài năng biết nhiều ngoại ngữ không dính dáng gì đến sự thuận tay trái, thuận cả hai tay cũng như không liên quan đến lượng hoócmôn nam giới như giả định của một số nhà tâm lý học. Theo nghiên cứu của GS. George Ojemann- nhà thần kinh học thuộc trường Đại học Washington, thì tuỳ thuộc vào lứa tuổi, người học ngoại ngữ có cách ghi nhớ khác nhau. Trong trường hợp người trưởng thành, mỗi một ngôn ngữ mới được ghi vào “một vùng riêng rẽ trong não”. Nhà ngôn ngữ học John Hirsch thuộc trường Đại học Columbia (Mỹ) đã cho một số người biết nhiều ngoại ngữ xem những bức ảnh và đề nghị họ mô tả chúng bằng những thứ tiếng khác nhau, đồng thời trong lúc đó chụp cắp lớp não bộ của họ bằng phương pháp cộng hưởng từ. Ông thấy rằng ở những người học ngoại ngữ từ nhỏ, trung tâm Broc của não (chịu trách nhiệm hình thành tiếng nói) phản ứng giống hệt nhau, không phụ thuộc vào việc họ mô tả những bức ảnh bằng thứ ngôn ngữ nào. ở những người học ngoại ngữ khi đã trưởng thành, trong thời gian tiến hành thí nghiệm có hai phần khác nhau của trung tâm Broc cùng được kích thích.

Chứng cớ cho sự thành thạo về mặt ngôn ngữ ở người trưởng thành là phát hiện mới đây của GS. Jerzy Szaflarski thuộc trường Đại học Cincinnati. Ông sử dụng phương pháp cộng hưởng từ để so sánh cấu tạo bộ não của người thuộc các lứa tuổi từ 5 đến 63. Hoá ra, vùng não chịu trách nhiệm đối với việc học ngoại ngữ chuyển dần sang bên phải cùng với tuổi tác, chứng tỏ tính tích cực của nó suy giảm dần.

GS. Marek Swidzinski ở Phòng nghiên cứu ngôn ngữ máy tính trường Đại học tổng hợp Vacsava (Ba Lan) đưa ra lời khuyên đối với những người muốn học ngoại ngữ như sau: “Cách tốt nhất là khi học ngoại ngữ thì không sử dụng tiếng mẹ đẻ. Nên sử dụng ngoại ngữ để đọc sách báo, xem truyền hình có phát thứ ngoại ngữ đó”. Không có phương pháp học ngoại ngữ nhanh nhất nào cả. Điều quan trọng là phải có sự tiếp xúc thường xuyên với ngoại ngữ đang học và niềm tin vững chắc rằng có thể học được thứ ngoại ngữ đó.

luyenanhvan.com sưu tầm

Mạnh dạng nói chuyện

Học ngoaị ngữ mà không nói thì vứt đi. Các bạn đừng chú trọng vào ngữ pháp quá bởi thực ra ngữ pháp tiếng Anh rất đơn giản, học một tuần là biết cách chia các thì. Thời gian chủ yếu cho việc nói (quan trọng nhất), viết và nghe. Nhưng nếu kết hợp tất cả được thì tốt.

Tôi kể chuyện học tiếng Anh của tôi cho các bạn nghe. Bố tôi thì nói được tiếng Nghệ chuẩn, Trung và biết đọc viết tiếng Nga, Anh nhưng ngoaì tiếng Nghệ và Trung ra thì các tiếng khác ông đọc sai bét do toàn tự học, kể cả tiếng Hà Nội. Tuy nhiên, ông biết nghe ai đọc đúng hay sai cho dù bản thân chẳng đọc đúng. Hồi lớp 5, ông kẻ bảng cách phát âm các âm tiết tiếng Anh (chứ không phải bảng chữ caí) và rèn cho tôi đọc. Cũng hơi vất vả bởi bố chỉ đọc gần đúng thôi rồi ông con đọc thử các cách gần như thế cho tới khi đọc đúng. Sau 3 ngaỳ, khi đã đọc đúng âm tiết thì đến cách đọc một từ tiếng Anh bằng cách mở tự điển ra rồi theo prunciation trong dấu / / mà đọc.

Các bạn đừng cho việc đọc đúng một từ tiếng Anh là đơn giản. Cách đây 3 tháng, khi tôi học môn Presentation Technique, một trong những bài tập cho các SV là đọc đúng các từ tiếng Anh. Tiếng Anh cũng như tiếng Nga, có trọng âm, đọc đúng trọng âm mới nói hay được. Nói chung là trọng âm trong tiếng Anh cũng có luật, các bạn mua cuốn sách nào đó dạy các luật này thì tốt. Nếu nắm vững, bạn có thể đoán đúng một từ tiếng Anh, kể cả âm tiết, cả trọng âm với xác suất 95% bởi đọc nhiều sẽ thấy tiếng Anh tuy viết một đường đọc một nẻo nhưng cũng có quy luật.


Ngoaì trọng âm của từ, còn có ngữ điệu của câu. Từ nào đọc nhanh, đọc thoáng, cũng phải luyện tập. Bạn sẽ hoỉ, luyện mất bao lâu? Tôi nghĩ những gì kể trên thì mất độ 1 tuần là các bạnn sẽ có phản xạ ngắt câu đúng nhịp. Phản xạ ở đây nghĩa là bạn có ý thức ngắt đúng và khi ngắt sai, bạn biết liền và nói lại cho đúng. Có một điều thế naỳ thuộc về tâm lý, có lẽ chỉ có ở dân VN: khi đọc cho đúng cái gì đó thì ta cảm thấy ngượng miệng. Thế nên tôi biết có những người có khả năng đọc đúng nhưng khi nói thì cứ nói sai.

Điều khác thuộc về đặc điểm ngôn ngữ. Do tiếng Việt là mono, từng từ từng từ một nên ta có thói quen đọc một từ tiếng Anh đều đều, chẳng lên xuống gì cả. Hãy bắt chước chứ đừng có gì mà ngaị. Bọn trẻ con trên Sapa bắt chước mà nói nhoay nhoaý đó thôi (nghe vậy chứ đã lên Sapa lần nào đâu). Tất cả trở ngại đó, nếu bạn tập 1 tuần là sẽ vượt qua.
Xong. Giờ đến luợt từ vựng. Cái này có lẽ chỉ áp dụng cho dân mới học tiếng Anh chứ ít nhiều đã biết rồi thì không cần. Cuốn tiếng Anh lớp 6, đằng sau có những từ khá thông dụng hàng ngaỳ, chừng 500 từ gì đó. Mỗi ngày bạn học hết một chỉ mục từ là được. Tất nhiên bạn sẽ quên nhưng rồi học laị. Sau khoảng 2 tháng gì đó là đủ vốn để có thể bắt đầu tự học tiếng Anh. Mới bắt đầu thôi.

Những việc trên, bố tôi rèn trong 3 tháng hè trước khi lên lớp 6.
Tôi viết rất kém bởi trước tới nay không đi học lớp tiếng Anh nào nên không biết các quy ước, giờ thi TOEFL, chắc không nổi 500 điểm . Khi nào về VN, tôi sẽ học thêm một lớp cho nó có đầu có đuôi, nhỉ? Bù lại thì tôi nói cũng tạm tạm vì cấp 3 và ĐH toàn mò ra Bờ Hồ bám Tây nói chuyện, nhờ đó mà ít nhiều thoát được Vietnamese accent. Một cách khác nữa là hãy học hát tiếng Anh, bắt chước thật giống vào.

Ngoaì cái vốn tiếng Anh vào đầu còn có cái mà sau này đi cua gái.
Đừng học cách phát âm của các lớp tiếng Anh bởi hầu hết họ đọc sai bét. Tóm laị, hãy sửa từ cái nhỏ nhặt nhất:
  • Học cách đọc cách phát âm
  • Học phát âm
  • Học cách bỏ trọng âm (có quy luật)
  • Đọc đúng trọng âm
  • Nói đúng ngữ điệu câu bằng cách bắt chước cách đọc điệu đàng trong băng, điã; càng giống càng tốt chứ không phải đọc theo giọng của mình
  • Nếu ở HN thì ra Bờ Hồ theo Tây nói chuyện (nhớ là thấy thằng nào giống bin Laden, đeo balo thì đừng theo, tớ đấy. Hồi hè, có đứa SV nói chuyện một hồi nhưng mình không nói là người Việt thì nó vẫn nói tiếng Anh, được chừng 10' thì mình mới nói thật thì nó đâm ra ngượng không nói được nữa. Hay là nó chê tiếng Anh mình dỏm nhỉ?)
  • Học một khóa từ ngữ, ngữ pháp cho quy củ
  • Gọi điện rủ tớ đi uống bia để cảm ơn
Đối với người Việt Nam chúng ta, học ngoại ngữ luôn là một thách thức. Hầu hết chúng ta đều biết được các nguyên tắc để học tiếng Anh cho tốt, ví dụ như hướng dẫn của anh Thịnh hay các sách hướng dẫn khác.

Tôi rất đồng ý với bạn daily_songlam rằng "phải cần cù chịu khó" thì mới học ngoại ngữ tốt đuợc. Tuy nhiên, tôi không ủng hộ khi bạn cho rằng cứ phải có "một chút năng khiếu" và "sự thông minh" thì sẽ thành công. Đương nhiên, ai có được hai yếu tố này thì sẽ học nhanh hơn, hiệu quả hơn - sử dụng 4 kỹ năng sẽ tốt hơn.
Theo quan sát và kinh nghiệm của cá nhân tôi, yếu tố quyết định đến việc học và sử dụng được một ngoại ngữ, tiếng Anh chẳng hạn, chính là động cơ, mục đích và ý chí của bạn. Tại sao chúng ta học ngoaị ngữ từ cấp 2 đến hết đại học, gần 10 năm trời, cuối cùng vẫn không nghe, noí, viết, đọc được như mong muốn. Đơn giản là chúng ta học để mà học, chứ không phải học để sử dụng ngoaị ngữ cho làm việc, giao tiếp, nghiên cứu,...

Nếu bạn đến lớp học tiếng Anh vì phong traò, vì mốt, để kết bạn, để kiếm người yêu, để kiếm cái chứng chỉ cuối khoá,... thì rất ít hi vọng bạn sẽ sử dụng được tiếng Anh ở mức độ "kha khá" như mong muốn.
Tôi đảm bảo rằng, nếu bạn xác định CẦN và PHẢI học tiếng Anh để sau khi ra trường kiếm được việc làm có lương cao, để kiếm học bổng đi du học nước ngoaì và các cơ hội khác, và bạn có ý chí kiên trì thực hiện thì chắc chắn bạn sẽ thành công.

Thời gian để bạn học và sử dụng được tiếng Anh nhằm các mục đích này sẽ ít nhất là 2 năm. Đối với những bạn đã nắm được ngữ pháp cơ bản, có vốn từ nhất định, bạn sẽ mất (ít nhất) 6 tháng để "hoàn thiện" cơ bản tiếng Anh của mình. Đương nhiên, trong quá trình làm việc, học tập sau đó bạn vẫn phải tiếp tục duy trì việc trau dồi ngoaị ngữ.
Kỹ năng nói là một khó khăn nhiều bạn gặp phaỉ. Nguyên nhân của việc này do hầu hết các bạn không dám noí, khi nói lại sợ sai, ngaị giao tiếp,...

Theo hướng dẫn của anh Thịnh cứ ra Bờ Hồ nói chuyện với Tây là ổn hết (nếu bạn ở Hà Nội). Bạn cứ mạnh dạn nói, nói thì sẽ có sai, chẳng sao - người ta hiểu là được (kết hợp cả tay chân nữa..hehêhh). Ban đầu tập nói đơn giản, nói chậm, nói ngắn,... để tạo phản xạ, khi đã ổn rồi thì bạn có thể nói nhanh, câu phức tạp và đa dạng hơn, dần dần bạn sẽ thấy tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
Cố gắng lên. Học ngoaị ngữ không khó lắm.

Tất cả là tùy bạn - phải xác định học để sử dụng được tiếng Anh phục vụ cho công việc và học tập và kiếm tiền.
luyenanhvan.com sưu tầm

Cách học tiếng Anh hiệu quả

“Học ngoại ngữ giống như tập đi xe đạp, phải ngã vài lần rồi mới thành công” - Bà Alexandria S.Hadden, giảng viên được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mời giảng dạy trong chương trình huấn luyện “Chuyên gia giảng dạy tiếng Anh” cho giảng viên nhiều trường đại học của Việt Nam, khuyên các học viên như vậy.
  1. Phải đặt ra cho mình một mục tiêu. Học để làm gì? Học giỏi đến cỡ nào là vừa (dịch, nói chuyện hay dành cho học thuật?)
  2. Cố gắng học đều đặn, ngày nào cũng học dù đó là ngày lễ hay nghỉ hè. Học mỗi ngày một ít, thực tập những điều đã biết và học thêm những điều mới.
  3. Khi đạt được một tiến bộ mới cũng nên tự thưởng cho mình.
  4. Tìm một người đã rất thành công trong việc học ngoại ngữ để học hỏi kinh nghiệm.
  5. Đừng e ngại. Phải tận dụng tất cả mọi cơ hội để học tập tiếng Anh.
  6. Cố gắng đọc dù đọc một cuốn sách dành cho trẻ con hay một đoạn trong bài báo.
  7. Đừng bao giờ chán nản. Học ngoại ngữ giống như tập đi xe đạp, phải ngã vài lần rồi mới thành công. Cố gắng tạo niềm vui trong học tập.
Theo bà Hadden, đối với việc giảng dạy, số lượng sinh viên của mỗi lớp học là yếu tố quan trọng nhất. Không thể truyền đạt hết nếu lớp học quá đông. Lớp học lý tưởng nhất là 12 người.
Đối với người học, đừng nôn nóng quá, cứ muốn học mau giỏi nhưng không đạt được thì lại chán nản. Không thể học tiếng Anh một cách nhồi nhét để mong mau chóng nâng cao trình độ tiếng Anh, điều đó là không thể được.
luyenanhvan.com sưu tầm

Học anh văn như thế nào?

Nhiều người cho biết rằng họ học tiếng anh mấy năm trời mà không dùng được. Họ đăng ký học nhiều trung tâm khác nhau mà vẫn không khá lên. Có nhiều người thì lại không có thời gian đi học, họ muốn tự học nhưng tài liệu thì không tìm ở đâu ra.

Hồi học phổ thông, có người giỏi Toán, có người giỏi Văn, có người giỏi anh văn… Cái giỏi xem như là năng khiếu. Nhưng trong 100 người thì số người có năng khiếu đếm trên đầu ngón tay. Như vậy những người còn lại thì rất nhiều. Vì không có khiếu nên phần lớn chúng ta phải siêng học, nhất là phải tự học. Mình là một trong số những người không có năng khiếu đó.

Có một giáo viên cho việc học tiếng anh là cần thiết, ít nhất người học phải trải qua các lớp căn bản. Sau đó, chúng ta có thể bắt đầu tự học. Học một ngôn ngữ, chung quy lại cần luyện 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc & viết.

Hãy nhớ lại và nhìn lại quá trình học nghe, học nói một đứa bé hai ba tuổi rồi ta nhớ lại lớp một mình học đọc, học viết như thế nào. Từ đó mình có thể rút ra những điều cho việc học một ngoại ngữ.

Nghe:
Rõ ràng một đứa bé nghe rất nhiều trước khi biết nói. Cái từ “ba”, “mẹ” chắc đứa bé phải nghe hàng trăm, hàng ngàn lần. Cũng vậy, từ “hello”, “good bye” ta nghe rất nhiều khi học anh văn, thế là thuộc. Khi muốn dạy đứa bé gọi tên trái táo, ta chỉ ra và gọi “trái táo”. Phải chi học tiếng anh cũng thế thì hay biết mấy. Như vậy, việc luyện nghe phải được diễn ra trước tiên. Chúng ta nghe càng nhiều càng tốt, càng có cái để minh hoạ càng tốt. Vì ta là người lớn, nên khi học có chữ, có câu kèm theo; nội dung, ý nghĩa thì đã có người dịch ra cho ta hiểu ý chứ không cần có cái “trực quan sinh động”. Như vậy ta có thể luyện nghe từ:

  • Phim có phụ đề hoặc song ngữ: có thể mua CD/DVD về xem; có thể xem trên truyền hình cáp. Loại hình này vừa giúp ta giải trí, vừa giúp ta luyện nghe; tình huống trong phim giúp ta đoán được ý của lời thoại.
  • Nghe các chương trình phát thanh tiếng anh trên TV, Radio: Vì rằng chương trình thời sự trong nước hay quốc tế thì ít nhiều ta biết nội dung qua tiếng Việt, giờ đây nghe lại bằng tiếng Anh ta có thể đoán ý và hiểu luôn.
  • Băng đĩa từ nguồn của các trung tâm ngoại ngữ, các giáo viên dạy ngoại ngữ.
  • Phần mềm học tiếng anh: ngày nay có nhiều phần mềm trong và ngoài nước. Phần mềm có thể giúp ta điều khiển quá trình nghe tuỳ thích. Do vậy một câu có thể nghe đi nghe lại nhiều lần. Các phần mềm nghe tốt như English Study 4.0, Lang Master…
  • Các bài phát thanh, bài nói trên Internet: Internet có nguồn dữ liệu cho việc luyện nghe vô cùng phong phú. Tuy vậy, tránh lang thang trên NET ngày này qua ngày nọ mà chẳng tập trung tìm kiếm cái mình cần tìm. Sự “cám dỗ” của NET rất là đáng sợ. Một vài nguồn giúp luyện nghe như: VOANews, BBC, CNN, VOV…

Nói:
Ai sợ nghe thì người đó hầu như chẳng nói được gì. Đơn giản, mình phải nghe người ta nói gì, mình phải hiểu người ta nói gì rồi mình mới nói được. Trong thời gian đầu tiên học tiếng anh, nếu như gặp phải giáo viên phát âm tốt và họ chú ý luyện âm cho mình thì là tuyệt, ngược lại là điều bất hạnh. Nếu bất hạnh thì ta chỉ còn chờ vào việc luyện nghe từ các giọng chuẩn từ các nguồn nào đó rồi ta theo ấy mà nói, mà phát âm. Cách này thậm chí là cách luyện nói hữu hiệu. Ta nên học cách đọc phiên âm quốc tế, đây là cách tốt nhất giúp ta đọc đúng một từ khi tra từ điển.

Hằng tuần ta nên tự chuẩn bị một đề tài nói. Hãy đóng cửa lại, một mình cứ nói lớn lên về chủ đề chuẩn bị. Ta có thể đi CLB anh văn ở NVH Thanh niên hay ở một số trung tâm ngoại ngữ, trường đại học. Ở những nơi ấy ai cũng như mình, chấp nhận nói có sai một chút nhưng vẫn tập cho mình nói tự nhiên. Trong quá trình nói có thể phát hiện mình sai sau đó mình tự sửa.

Tìm cơ hội để nói chuyện với người nước ngoài. Hãy thử tưởng tượng bạn đi du lịch nước ngoài, có một người nước đó gặp bạn và hỏi chuyện bằng tiếng Việt, bạn hẳn sẽ sẵn lòng đáp lại. Vì vậy ta không ngại bắt chuyện với người nước ngoài. Khi cảm thấy người ta không muốn nói tiếp thì ta nên dừng.

Hầu như không có phần mềm nào giúp bạn luyện phát âm, luyện nói.

Đừng lo sợ sai văn phạm mà không chịu nói. Cứ nói, khi nói xong biết mình sai, lần sau mình sẽ sửa .

Đọc:
Trong bốn kỹ năng, đọc là kỹ năng dễ chịu nhất. Suốt các năm học phổ thông, thậm chí khi học đại học, ta gần như chỉ được đào tạo kỹ năng đọc/ đọc phát hiện sai từ vựng, ngữ pháp. (Chính vì điều đó nên khi giao tiếp ta chẳng nói được gì.) Thực ra có nhiều người đọc hiểu, và người ta chỉ cần kỹ năng này thôi. Để đọc tốt, ta cần học từ vựng; cần học văn phạm để biết cấu trúc câu mà phân tích. Trong từ vựng, giới từ là phần học học nhiều người sợ nhất, nhưng vẫn phải học thôi.

  • Luyện từ theo chủ đề: Hãy tự nghĩ ra một chủ đề và cố tìm từ liên quan chủ đề ấy. Ví dụ nói về trái cây, ta tìm tên tiếng Anh của các loại trái cây, rồi nghĩ ra kịch bản đi mua trái cây thì nói thế nào, đi uống sinh tố thì nói thế nào…
  • Đọc nhiều tài liệu, nhất là các bản tin. Ở đó từ thông dụng xuất hiện nhiều, ta sẽ mau quen từ mới.
  • Sách luyện từ: thực ra là sách mà người ta làm theo từng chủ đề giúp mình. Trong đó gồm có chủ đề thực tế như hoa, quả, trường học… và cả chủ đề về từ vựng như danh từ, tính từ… Các loại sách này có nhiều trên internet. Cần biết từ khoá để tìm cho tốt, tránh lang thang trên net mất thời giờ.
  • Về văn phạm, người ta khuyên xem sách văn phạm tiếng Anh luôn, nhưng theo tôi, tôi xem chẳng hiểu gì, vì vậy tôi vẫn cần sách văn phạm do người Việt Nam viết. Ví dụ hồi trước sách văn phạm của ông Trần Văn Điền khá hay. Khi nắm cơ bản văn phạm rồi thì có thể đọc sách văn phạm bằng toàn tiếng Anh.
  • Có nhiều sách văn phạm thực hành tiếng Anh của các nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới, nhất là nxb Oxford. Các sách này mô tả tóm tắt lý thuyết cùng ví dụ trong một trang, trang tiếp theo cho bài thực hành. Cuối sách có đáp án. Những sách loại này luyện văn phạm cực hay. Một số nhà sách có bán sách này, trên net thì nhiều vô cùng. Cũng như tìm sách từ vựng, chúng ta dùng từ khoá tốt tránh tốn nhiều thời gian tìm kiếm.
  • Khi đọc, sẽ có những kiểu văn phạm khó hiểu, ta nên lật lại sách văn phạm để học lại.
  • Khi viết, ta rất cần viết đúng văn phạm. Khi quên thì nên lật lại sách văn phạm để viết đúng.

Viết:
Như kỹ năng đọc, để viết được ta cần có vốn từ vựng và văn phạm. Ai đọc tốt thì thường viết được. Hầu hết các nhà văn là những người đọc rất nhiều. Đọc để có kiến thức để khi cần thì dẫn chứng. Đọc để quen với con chữ, quen với từ, với cấu trúc câu, quen với cách hành văn… Đọc để “thuộc” những chuẩn mực văn chương để khi viết ta nhớ ngay đến những cách người ta viết mà mình từng đọc.

  • Cố gắng tập viết nhiều: Khi viết, nếu không biết một từ tiếng anh thì ta tra từ điển, đây là cách học từ vựng khá tốt. Chỉ những từ, câu nào mà ta nhọc công tìm kiếm để sử dụng thì ta mới nhớ nhiều. Khi viết ta có thể bối rối trước một cấu trúc văn phạm nào đó, đừng ngần ngại mở lại sách văn phạm để viết cho đúng, làm nhiều lần sẽ nhớ mà thôi.
  • Hãy viết một chủ đề nào đó và dùng nó cho việc luyện nói. Hãy viết lại theo ý mình một đoạn, một bài nào đó mà mình vừa đọc. Viết xong đọc lại mình tự thấy hay đã là thành công.
  • Dùng chương trình như MS Word luyện viết để chương trình phát hiện một số lỗi từ vựng, văn phạm của mình.
  • Nhắc lại là muốn viết tốt phải đọc nhiều, và tất nhiên phải viết nhiều.
luyenanhvan.com sưu tầm

Chuyên gia nước ngoài nói

Nhân hội nghị quốc gia về tiếng Anh, phóng viên VietNamNet đã phỏng vấn các chuyên gia một số kinh nghiệm dạy và học môn ngoại ngữ này.

Ông Peter Moor, tác giả của những cuốn sách giáo khoa tiếng Anh nổi tiếng

Đừng quá chú trọng văn phạm, đọc tài liệu mà cố gắng lắng nghe người bản xứ nói càng nhiều càng tốt. Đừng e ngại nếu phạm lỗi khi nói.

Không có quy định học tiếng Anh ở độ tuổi nào, 30-40 tuổi thậm chí hơn thế nữa vẫn có thể học tiếng Anh. Tuy nhiên nếu học ngoại ngữ từ bé thì phát âm theo giọng người bản xứ sẽ chuẩn hơn so với khi đã lớn.

Với kỹ năng phát âm, đầu tiên phải tập nghe. Lúc ban đầu không nghe được, cố gắng nghe người bản xứ để hỗ trợ cho việc học của mình. Đến khi phát âm không chỉ là độ trầm bổng mà còn phải xem chữ đó phát âm như thế nào và nhịp điệu của câu ra sao.

Khi tôi bắt đầu học tiếng Tây Ban Nha mở băng ra chỉ nghe được vài từ nhưng sau vài tháng có thể nghe được nhiều hơn và tôi đã có thể học được 4 thứ tiếng: Tây Ban Nha, Đức, Ý, Pháp.

Giáo viên, thường có khuynh hướng dạy tất cả những gì họ biết. Theo tôi, nên dạy vừa đủ cho học sinh cần biết. Một tiết học có thể học trên 10 từ là đủ và cần thiết phải ôn lại thường xuyên những gì đã dạy để sinh viên nhớ lâu.

Ông Thommas Hayton, giảng viên Hội đồng Anh Malaysia

Tôi nhận thấy sử dụng công nghệ trong giảng dạy tiếng Anh rất đỡ cho giáo viên và chính các em học sinh tiếp thu bài giảng cũng nhanh hơn. Cụ thể là sử dụng Powerpoint trong máy tính cho các bài học trên lớp.

Vai trò của Powerpoint trong bài giảng trên lớp không chỉ là lật từng trang của bài diễn thuyết, chẳng mấy chốc học sinh lăn ra ngủ. Thay vào đó, cần tận dụng triệt để tính năng tương tác được cài đặt trong này như nhạc, phông chữ giống phim hoạt hình, mầu sắc lấp lánh... để các em thấy thú vị với bài giảng và các em có thể tham gia trực tiếp.

Ông Mario Rinvoluci, Giám đốc Bộ phận đào tạo giáo viên ở trường Pilgrims (Anh)

Có 2 mốc thời gian mà học trò cũng ảnh hưởng đến công việc giảng dạy của tôi. Những năm 70, học trò của tôi là người Iran nên ảnh hưởng ít nhiều đến việc giảng dạy. Các trò này rất thông minh và sáng dạ, kỹ năng nghe nói rất tốt nhưng kỹ năng đọc và viết rất tệ.

Năm 1990, sinh viên của tôi đa số là người Nhật, họ viết rất tốt và hầu như không có lỗi chính tả; nhưng nói không tốt,cũng không chịu nói và nghe cũng rất tồi.

Qua 2 trường hợp trên cho thấy, tùy từng đối tượng học sinh mà áp dụng cách dạy cho tốt. Theo tôi nên sử dụng phương pháp đa trí tuệ. Phương pháp này sử dụng phổ biến ở các trường tiểu học và trung học ở Mỹ. Cách này không chỉ sử dụng cho môn ngoại ngữ mà còn cho cả các môn khác như Toán, Lịch sử… Ở nước Anh những đặc trưng này cũng được sử dụng phần nào.

Trước đây theo truyền thống các trường ĐH ở Mỹ kiểm tra học sinh bằng những bài học kiểm tra về khả năng tư duy toán học và khả năng tư duy ngôn ngữ thế nhưng tôi tin rằng có những loại trí thông minh khác như trường hợp Moza chẳng hạn!

Hình thức đa phương tiện này giúp người học rất nhiều, ví dụ trong lớp 40 người có 6 - 7 học sinh giỏi ngôn ngữ. Giáo viên có tồi đến đâu, các em cũng học nhanh và sáng dạ. Tuy nhiên, những em còn lại không hẳn là kém mà thông minh theo dạng khác như âm nhạc thì giáo viên có thể truyển tải việc học tiếng Anh thông qua âm nhạc.

luyenanhvan.com sưu tầm